Lý do bị cứng khớp ngón tay và cách điều trị hiệu quả

Cứng khớp ngón tay gây khó khăn trong việc di chuyển các khớp ngón tay là một vấn đề phổ biến, gây ra rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này kéo dài là tín hiệu cho thấy một số bệnh lý cần được chữa trị kịp thời.

Bài viết dưới đây của phaideponline.net sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, cách điều trị cho tình trạng này.

1. Tìm hiểu về cứng khớp ngón tay là gì?

Hiện tượng cứng khớp ngón tay là một vấn đề phổ biến, xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau. 

Bạn có thể gặp tình trạng này vào buổi sáng, thời gian cứng khớp thường kéo dài từ 10 – 20 phút trước khi tay bạn hoạt động bình thường trở lại.

2. Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp ngón tay

Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp ngón tay

Triệu chứng cứng khớp ngón tay được gây ra bởi hai nguyên nhân chính là thoái hóa khớp và tác động lên mô mềm.

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

+ Khi tuổi tác ngày càng cao sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu cung cấp đến các khớp bị giảm, gây ra sự suy yếu trong cấu trúc sụn khớp tại các đốt ngón tay, khiến chúng bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động một cách ổn định.

Theo thời gian, các dây thần kinh tại các đốt ngón tay bị tổn thương do các hoạt động lặp lại liên tục, tạo ra áp lực lớn lên khớp, dần dần gây ra triệu chứng thoái hóa khớp.

+ Thiếu hụt canxi và khả năng hấp thu canxi kém ở những người lớn tuổi và phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.

+ Tình trạng thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm do các chấn thương tay như gãy xương hoặc trật khớp không được điều trị kịp thời.

+ Thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại trong thời gian dài như chơi thể thao, lao động tay chân, nâng vật nặng, rửa chén, giặt giũ, thường xuyên ngâm tay trong nước,.. là những nguyên nhân góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp bàn tay gây cứng khớp ngón tay.

Tác động lên các mô mềm

Các mô mềm trong cơ thể gồm da, mô mỡ, gân, động mạch, dây thần kinh, bao khớp,…

Nếu xảy ra chấn thương, giãn gân, đứt dây chằng hoặc tổn thương sâu vào da như bỏng, rách,.. thì da không thể phục hồi, giữ được độ đàn hồi, gây ra tình trạng co cứng khớp ở cổ tay và cứng khớp ngón tay, làm cho các khớp di chuyển khó khăn.

3. Cách điều trị cứng khớp ngón tay

Lý do bị cứng khớp ngón tay và cách điều trị hiệu quả

Lựa chọn phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

  • Nếu cứng khớp do bệnh lý, cần phải điều trị theo phác đồ điều trị riêng cho từng căn bệnh.
  • Nếu cứng khớp chỉ diễn ra trong thời gian ngắn không xảy ra thường xuyên, đó là dấu hiệu của thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh nhân nên bổ sung chế độ ăn uống hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng.

3.1. Xoa bóp ngón tay, bàn tay

Một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay là sử dụng tinh dầu và xoa bóp nhẹ nhàng các ngón tay và bàn tay, giúp các khớp được co duỗi một cách linh hoạt hơn.

Việc này nên thực hiện thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng khi vừa thức dậy.

Khi bị cứng khớp do chấn thương, bạn nên giảm thiểu hoạt động để giúp các tổn thương ở mô mềm, sụn khớp, dây chằng được phục hồi. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng băng cố định để giữ các khớp ở vị trí đúng và tránh các chấn thương tiếp theo.

Chữa cứng khớp ngón tay bằng bài thuốc dân gian

3.2. Chữa cứng khớp ngón tay bằng bài thuốc dân gian

Các phương pháp chữa cứng khớp ngón tay bằng bài thuốc dân gian có ưu điểm là rẻ tiền và an toàn. Tuy nhiên tác dụng của chúng không nhanh chóng, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.

Ví dụ như:

  • Bài thuốc 1 có thành phần gồm dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước với lượng 20g cho mỗi loại. Các vị thuốc này cần được sắc với nước cho đến khi còn 1/3 lượng nước, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2 gồm các thành phần lá lốt, rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước và cần sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3 lượng nước.
  • Bài thuốc 3 gồm các thành phần cỏ xước, hy thiêm, thổ phục linh, cỏ mực, ngải cứu và ké đầu ngựa, cần sắc với 2 lít nước đến khi còn 2 bát, chắt lấy nước uống trong ngày.

3.3. Uống thuốc tây 

Nếu cứng khớp được kèm theo đau và sưng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau và giảm viêm để làm giảm các triệu chứng này.

3.4. Làm phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị trên không giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, để đảm bảo sự ổn định của các khớp, ngón tay được cố định bằng nẹp hoặc bó bột trong một thời gian. Sau khi loại bỏ nẹp hoặc bó bột, người bệnh cần thực hiện liệu pháp phục hồi để khôi phục chức năng vận động bình thường.

4. Một số bài tập phòng ngừa cứng khớp ngón tay tại nhà

Một số bài tập phòng ngừa cứng khớp ngón tay tại nhà

Thực hiện một số bài tập đơn giản để điều trị và phòng ngừa tình trạng cứng khớp ngón tay tại nhà. Đây là phương pháp chữa trị đơn giản, tiện lợi, có thể tập luyện bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.

4.1. Bài tập uốn ngón tay

Động tác này giúp tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cơ và gân của ngón tay và bàn tay. Trước khi bắt đầu, bạn làm ấm bàn tay.

  • Đặt tay lên bàn, lòng bàn tay hướng lên
  • Giữ cổ tay thẳng, từ từ uốn ngón tay về phía lòng bàn tay
  • Sau đó từ từ duỗi thẳng ngón tay trở lại
  • Lặp lại động tác 10 lần.

4.2. Bài tập nắm bàn tay

Bài tập này không chỉ giảm đau cứng khớp ngón tay mà còn giúp tăng tính linh hoạt cho bàn tay.

  • Nắm nhẹ bàn tay.
  • Từ từ mở bàn tay, xòe các ngón tay càng xa càng tốt.
  • Nắm bàn tay lại, lần này ngón tay cái đặt lên trên và giữ trong khoảng 30 giây.
  • Lần lượt duỗi từng ngón tay và thả lỏng.
  • Lặp lại động tác 5 lần.

bài tập phòng ngừa cứng khớp ngón tay tại nhà

4.3. Bài tập chạm ngón tay

Bài tập này giúp cải thiện độ linh hoạt của ngón tay cái. Thực hiện bài tập này mọi lúc, mọi nơi để tăng cường sự linh hoạt cho ngón tay cái của bạn.

  • Bắt đầu bằng việc xòe rộng bàn tay
  • Uốn ngón tay cái lên và đặt trên lòng bàn tay, cho đến khi ngón cái chạm vào gốc của ngón út. Giữ tư thế này trong 5 giây.
  • Trở lại tư thế ban đầu rồi tiếp tục uốn ngón tay cái lần lượt vào gốc của các ngón tay còn lại.
  • Lặp lại động tác này 5 lần.

9.5. Bài tập tay cầm bóng

Bài tập này nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cầm nắm của bàn tay. Bạn sẽ cần một quả bóng nhỏ và mềm để làm tập.

  • Nắm chặt quả bóng trong lòng bàn tay và giữ trong vòng 3 giây, sau đó thả ra.
  • Lặp lại động tác này 10 lần cho cả hai bàn tay.

4.5. Bài tập trượt ngón tay

Đây là một bài tập giúp cải thiện khả năng di chuyển của các ngón tay và giảm tình trạng cứng khớp ngón tay.

  • Xòe bàn tay, tách các ngón tay ra xa nhau.
  • Trượt ngón trỏ về phía ngón tay cái mà không uốn cong.
  • Tiếp tục trượt lần lượt các ngón tay còn lại về phía ngón cái.
  • Khi trượt đến ngón tay cuối cùng, quay trở lại tư thế ban đầu.

bài tập chữa cứng khớp ngón tay tại nhà

Lời kết

Nếu bạn đang gặp vấn đề về cứng khớp ngón tay có thể thử 5 bài tập trên để giúp cải thiện tình trạng này.

Nếu các triệu chứng cứng khớp ngón tay liên quan đến các vấn đề về khớp, xương, gân hoặc dây chằng thì bạn nên hỏi ý kiến ​​từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để tìm ra nguyên nhân, điều trị tận gốc.