Ngày nay có nhiều phương pháp mẹo chữa đau vai gáy tại nhà. Tuy nhiên các chuyên gia y tế ACC cho rằng những phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, chỉ áp dụng trong trường hợp đau nhẹ.
Nếu triệu chứng đau trở lại kéo dài nhiều ngày, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế đáng tin cậy để được khám và điều trị triệt để. Bài viết dưới đây của phaideponline.net là một số mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đang được sử dụng rộng rãi.
1. Các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy
Bệnh lý đốt sống cổ là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy, làm ảnh hưởng đến vùng cổ, vai và một bên tay cùng với một số rối loạn cảm giác, có thể kèm theo rối loạn vận động.
Khi các đốt sống cổ bị tác động xấu, phần rễ thần kinh tương ứng với đốt sống cổ bị chèn ép, gây ra đau ở các vùng lân cận như bả vai, phần cổ và cánh tay.
Các triệu chứng nhận biết cơn đau vai gáy gồm:
- Thường xuyên xuất hiện sau khi ngủ hoặc làm việc nặng, ngồi quá lâu ở vị trí cố định.
- Đau càng tăng khi di chuyển, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Đau giảm sau khi nghỉ ngơi.
- Đau từ vai lan xuống cánh tay, gây cảm giác tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay cảm thấy tê cứng.
- Thỉnh thoảng, đi lại nhẹ cũng gây đau ở vùng cổ, vai gáy.
- Nằm ngủ với tư thế nghiêng về một bên có thể gây đau.
- Tùy thuộc vào từng trường hợp, xuất hiện thêm các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai,…
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau vai gáy là:
- Thoái hóa đốt sống cổ chiếm 70 – 80% trong các trường hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chiếm khoảng 20 – 25%.
- Các nguyên nhân khác ít gặp gồm loãng xương, khối u, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống…
3. Một số mẹo chữa đau vai gáy tại nhà
3.1. Nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng
Triệu chứng đau vai gáy cổ có tính chất cơ học, nghĩa là cơn đau tăng lên khi vận động cột sống cổ, ngồi lâu, di chuyển cổ sai cách hoặc đi lại nhiều.
Để giảm đau nhức, người bệnh nên tạm dừng công việc, hoạt động, thay vào đó dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Nếu giải tỏa được tâm lý căng thẳng, cơ thể cũng sẽ giảm căng thẳng ở vùng cổ và vai. Để thư giãn, người bệnh thực hiện các bài tập yoga, thiền hoặc các hoạt động tương tự.
3.2. Các bài tập giãn cơ vùng cổ
Các bài tập đơn giản giúp giảm đau và nới lỏng các cơ ở vùng cổ, cải thiện khả năng vận động linh hoạt để tránh tái phát chấn thương.
Dưới đây là một số mẹo chữa đau vai gáy hữu ích cho người bệnh:
+ Từ tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, đưa cằm về phía trước rồi từ từ kéo về phía cổ họng, hơi chếch xuống, giữ nguyên cằm song song với sàn nhà. Thực hiện tối đa 10 lần mỗi giờ.
+ Đứng thẳng với tư thế hơi uốn cong lưng trên, cuộn vai lên, đưa xuống từ từ theo vòng tròn. Thực hiện lặp lại động tác 10 lần và đổi hướng, xoay vai về phía trước 10 lần.
3.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một trong những mẹo chữa đau vai gáy là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Các nhóm thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị đau vai gáy và phục hồi tổn thương gồm:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Có trong trái cây và rau củ quả như cam, quýt, bưởi, xoài, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông… giúp tăng sản xuất Collagen và củng cố cấu trúc cơ, gân, xương, giúp phục hồi mô tổn thương nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu Vitamin A: Có trong hạt hướng dương, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt… giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu để chống lại virus, tình trạng nhiễm trùng, tăng tốc độ hồi phục tổn thương.
- Thực phẩm giàu Vitamin D: Có trong cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, sữa đậu nành… giúp quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể diễn ra thuận lợi, tăng cường sức mạnh cho dây chằng, đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương.
- Thực phẩm giàu Canxi: Có trong bông cải xanh, sữa, đậu phụ, đậu bắp, rong biển… có vai trò quan trọng đối với quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ, đảm bảo đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương.
- Thực phẩm giàu Protein: Có trong đậu nành, đậu Hà Lan, thịt gia cầm, cá,… giúp tăng cường sức mạnh khối lượng cơ, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương.
3.4. Uống đủ nước
Mỗi ngày nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước để thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp nước cho đĩa đệm giữa các đốt sống cổ, giúp tăng cường độ bền và tính linh hoạt của đĩa đệm, đồng thời hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả. Đây là một trong các mẹo chữa đau vai gáy tạm thời được nhiều người áp dụng.
3.5. Chườm nóng, chườm lạnh
Nếu bạn bị đau mỏi vai gáy kèm theo cảm giác căng cơ, sưng và mềm, nguyên nhân có thể là do chấn thương hoặc bị viêm.
Trong trường hợp này, chườm lạnh là một mẹo chữa đau vai gáy hữu ích để giảm đau và hỗ trợ điều trị. Bạn chườm lạnh khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần với thời gian từ 15 – 20 phút.
Chườm nóng giúp giải phóng các cơ bị căng thẳng, kích thích tuần hoàn máu. Đây là một phương pháp mẹo chữa đau vai gáy, mỏi cổ tại nhà đơn giản, nhưng giảm đau hiệu quả đã được chứng minh.
3.6. Tư thế nằm ngủ
Ngủ không đúng tư thế cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau cổ và vai.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo mẹo chữa đau vai gáy về một số tư thế ngủ sau đây:
- Nên nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp hoặc quay đầu quá nhiều vì gây áp lực cho vùng cổ và vai.
- Chọn gối kê có độ cao, độ mềm phù hợp, tốt nhất là giữ đầu ngang với cổ để giảm thiểu căng thẳng trên cổ và vai.
- Lựa chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh nằm đệm quá mềm hoặc quá cứng sẽ khiến tình trạng đau cổ vai gáy trở nên trầm trọng hơn.
3.7. Thay đổi môi trường làm việc
Làm việc văn phòng liên tục, ngồi nhiều giờ một chỗ và sử dụng máy tính cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi cổ vai gáy.
Dưới đây là mẹo chữa đau vai gáy về một số giải pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng này:
- Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, đặt hai chân xuống sàn và giữ đầu gối ở vị trí thấp hơn hông.
- Tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ và vai gáy.
3.8. Sử dụng thuốc
Nếu các mẹo chữa đau vai gáy điều trị khác không hiệu quả, người bệnh có thể xem xét sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để tự điều trị đau mỏi cổ vai gáy tại nhà.
Các loại thuốc thông dụng gồm Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin) và Acetaminophen (Tylenol). Tuy nhiên thuốc này vẫn có tác dụng phụ, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
3.9. Áp dụng vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu cũng là giải pháp hiệu quả để điều trị tình trạng đau mỏi cổ vai gáy.
Bài tập thể dục giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức mạnh cơ bắp cho khu vực bị tổn thương, từ đó giảm triệu chứng đau và ngăn ngừa tái phát.
Lời kết
Cách phòng ngừa cũng rất quan trọng trong việc hạn chế đau mỏi cổ vai gáy. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy như tập luyện các bài tập cho phần cổ, vai gáy để tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm căng thẳng.
Đồng thời cần giữ đúng tư thế cho đầu và cổ trong các hoạt động hàng ngày, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh tư thế gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức, đặc biệt là đối với những người phải ngồi nhiều, lái xe, chơi nhạc cụ như guitar, piano,…